Cảm biến vị trí bàn đạp ga: 9 điểm quan trọng, giải thích tất cả

Chào mừng các bạn đã đến với chuỗi bài viết về tìm hiểu các loại cảm biến có trên xe ô tô đời mới. Hôm nay, hãy cùng trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC tìm hiểu về Cảm biến vị trí bàn đạp ga APS – Accelerator Pedal Sensor nhé.

Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các kiến thức này nhé.

  1. Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến?
  2. Cấu tạo của cảm biến?
  3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến?
  4. Thông số kỹ thuật của cảm biến?
  5. Sơ đồ mạch điện của cảm biến?
  6. Vị trí của cảm biến trên ô tô?
  7. Cách thức kiểm tra và đo kiểm cảm biến?
  8. Các hư hỏng thường gặp trên cảm biến?
  9. Kinh nghiệm thực tế khi sửa chữa cảm biến?

Ngay bây giờ! Chúng ta hãy cùng VATC bắt đầu tìm hiểu chi tiết về nó.

1. Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến bàn đạp ga

Cảm biến bàn đạp chân ga được sử dụng để đo độ mở của bàn đạp chân ga khi người lái xe nhấn vào bàn đạp. Lúc này, tín hiệu từ cảm biến bàn đạp ga sẽ được gửi về ECU và ECU sẽ sử dụng các dữ liệu này để điều khiển mô tơ bướm ga mở bướm ga cho động cơ tăng tốc theo độ mở của bàn đạp chân ga và theo chế độ lái hiện thời hợp lý nhất.

  • Với động cơ phun dầu điện tử Common Rail thì tín hiệu từ cảm biến bàn đạp ga truyền về ECU và ECU sử dụng nó để điều khiển lượng phun nhiên liệu để tăng tốc động cơ.
  • Hộp ECU điều khiển hộp số tự động cũng sử dụng tín hiệu cảm biến chân ga để điều khiển thời điểm chuyển số trong hộp số tự động, nếu người tài xế đạp ga gấp ECU hộp số sẽ điều khiển Kick Down (về số thấp) để tăng tốc chiếc xe.

2. Cấu tạo của cảm biến bàn đạp ga

Cảm biến bàn đạp ga có cấu tạo khá giống với cảm biến bướm ga, nhưng do yêu cầu về sự an toàn cũng như độ tin cậy về thông tin nên hầu hết các dòng xe ô tô đều sử dụng 2 tín hiệu cảm biến bàn đạp ga để báo về ECU. Một số xe tải sử dụng 1 tín hiệu cảm biến và 1 công tắc IDL ở cảm biến bàn đạp chân ga.

Cảm biến bàn đạp ga có 2 loại chính đó là: Loại tuyến tính và loại phần tử hall.

  • Cấu tạo của cảm biến bướm ga loại tuyến tính

  • Cấu tạo của cảm biến bướm ga loại phần tử Hall

>>> Tham khảo: Tìm hiểu chi tiết về cảm biến bướm ga

3. Nguyên lí hoạt động của cảm biến vị trí bàn đạp ga

Do có cấu tạo giống như cảm biến bướm ga, nên cảm biến vị trí bàn đạp ga cũng có nguyên lý hoạt động như sau:

  • Loại tuyến tính (giống như biến trở): Cảm biến được cấp nguồn Vc (5V)  và mát , cấu tạo gồm 1 mạch trở than và 1 lưỡi quét trên mạch trở than đó, khi trục của bàn đạp ga xoay thì sẽ làm cho lưỡi quét thay đổi vị trí trên mạch trở than làm thay đổi điện áp đầu ra (chân signal), Lưu ý là trong cảm biến có cấu tạo như là 2 biến trở nên nó có 2 tín hiệu ( Chân Signal) báo về ECU để tăng độ tin cậy của cảm biến.
  • Loại hall (đời mới): cảm biến bàn đạp ga cũng được cấp nguồn VC (5V), và Mass, có 2 dây tín hiệu, điện áp của 2 chân tín hiệu (Signal) cảm biến cũng thay đổi theo độ mở của bướm ga nhưng dựa trên nguyên lý hiệu ứng Hall (có 2 loại):

* Loại thuận: 2 tín hiệu cùng tăng cùng giảm.

* Loại nghịch: 1 tín hiệu tăng 1 tín hiệu giảm.

4. Thông số kĩ thuật của cảm biến bàn đạp ga

Tín hiệu truyền về ECM của cảm biến bàn đạp chân ga ở dạng điện áp, điện áp này sẽ thay đổi theo độ mở của bàn đạp ga ga. Tùy theo thiết kế mà APS có một hoặc hai tín hiệu gửi về ECM và có hoặc không có công tắc báo chế độ không tải (Một số xe tải sử dụng 1 tín hiệu Signal và 1 tín hiệu công tắc IDL).

  • Điện áp chân tín hiệu ở không tải là 0,5-0,8V, khi đạp ga điện áp sẽ tăng dần lên tới 4.5V

5. Sơ đồ mạch điện của cảm biến bàn đạp ga

6. Vị trí trên xe của cảm biến vị trí bàn đạp ga

Nằm ở cụm bàn đạp chân ga, (Chân bên phải tài xế)

7. Cách thức kiểm tra- đo kiểm trên cảm biến vị trí bàn đạp ga

  • Kiểm tra nguồn cấp cho cảm biến chân ga (Nguồn VC và mát).
    Sử dụng VOM để đo chân tín hiệu , tín hiệu cảm biến chân ga phải thay đổi tuyến tính khi đạp và nhả bàn đạp chân ga. (Có thể sử dụng máy chẩn đoán vào phần Data List để xem tín hiệu cảm biến khi đạp bàn đạp chân ga).
  • Phần lớn cảm biến bàn đạp ga sử dụng 2 tín hiệu cảm biến, khi đạp ga thì cả 2 tín hiệu cảm biến sẽ tăng dần (Loại thuận) , hoặc cũng có xe sử dụng 1 tín hiệu tăng, 1 tín hiệu giảm (Loại nghịch).
  • Có thể sử dụng tính năng “Data List” trong máy chẩn đoán để phân tích tín hiệu cảm biến chân ga còn tốt hay không. Bằng cách On chìa khóa và đạp bàn đạp chân ga từ từ rồi theo dõi tín hiệu hiển thị trên máy chẩn đoán.


8. Các hư hỏng thường gặp của cảm biến bàn đạp ga

  • Mất nguồn cấp cho cảm biến.
  • Đứt dây, chập dây, chạm mát.
  • Lỏng giắc.
  • Hư cảm biến
  • Hư hộp ECU

9. Kinh nghiệm thực tế khi sửa chữa cảm biến bàn đạp ga

khi bị mất 1 tín hiệu cảm biến chỉ ga được 25%, nếu mất cả 2 tín hiệu cảm biến thì không ga được, động cơ sẽ nổ ở chế độ dự phòng ( Garanti lớn khoảng 1000-1200v/p) để cho tài xế chạy về gara kiểm tra.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về cảm biến trên ô tô

Trường dạy sửa chữa điện ô tô – trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC chúc các bạn có những kiến thức bổ ích tại đây và hơn nữa là có thể trở thành một kỹ thuật viên sửa chữa điện ô tô chuyên nghiệp với những kiến thức mà VATC chia sẻ.

MỌI THẮC MẮC VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XIN VUI LÒNG GỬI VỀ

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại:
0945.71.17.17
Email:
info@oto.edu.vn

Profile Pic
VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *