Hệ thống VVTL-i trên ô tô – Cấu tạo & nguyên Lý hoạt động

Tiếp tục cho chuỗi bài viết về các hệ thống thông minh trên xe ô tô đời mới. Hôm nay, trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC sẽ gửi đến các bạn bài viết tìm hiểu về hệ thống VVTL-i trên xe ô tô để chúng ra cùng nhau nắm bắt nguyên lý cấu tạo và ứng dụng của hệ thống VVTL-i.

Thông thường chúng ta chỉ biết đến hệ thống VVT-i mà ít ai biết đến hệ thống VVTL-i. VVTL-i là viết tắt của Variable Valve Timing and Lift – Intelligent, có nghĩa là Thời điểm phân phối khí thay đổi thông minh.

 

Mô tả về hệ thống VVTL-i

Hệ thống VVTL-i dựa trên hệ thống VVT-t và áp dụng một cơ cấu đổi vấu cam thay đổi hành trình của xupap nạp và xả. Điều này cho phép được công suất cao mà không ảnh hưởng đến tính kinh tế nhiên liệu hay ô nhiễm khi xả.

Cấu tạo và hoạt động cơ bản của hệ thống VVTL-i giống như hệ thống VVT-i. Việc chuyển giữa hai vấu cam có hành trình khác nhau được sử dụng để thay đổi hành trình của xupap.

Cơ cấu chuyển vấu cam, ECU động cơ chuyển giữa 2 vấu cam bằng van điều khiển dầu VVTL dựa trên các tín hiệu từ cảm biến nhiệt động nước làm mát và cảm biến vị trí trục khuỷu.

 

Cấu tạo của hệ thống VVTL-i

Các bộ phận cấu thành hệ thống VVTL-i gần giống như những bộ phận của hệ thống VVT-i. Những bộ phận đặc biệt cho hệ thống VVTL-i là van điều khiển dầu cho VVTL-i, các trục cam và cò mổ.

 

1. Van điều khiển dầu cho VVTL

Van điều khiển dầu cho VVTL điều khiển áp suất dầu cấp đến phía cam tốc độ cao của cơ cấu chuyển vấu cam bằng thao tác điều khiển vị trí van ống do ECU động cơ thực hiện,

2. Trục cam và cò mổ

Để thay đổi hành trình xupap, trục cam có 2 loại vấu cam, vấu cam tốc độ thấp và vấu cam tốc độ cao cho mỗi xylanh.

Cơ cấu chuyển vấu cam được lắp bên trong cò mổ giữa xupap và vấu cam. Áp suất dầu từ van điều khiển dầu của VVTL đến lỗ dầu trong cò mổ và áp suất này đẩy chốt hãm bên dưới chốt đệm. Nó cố định chốt đệm và ấn định khớp cam tốc độ cao.

Khi áp suất dầu ngừng tác dụng, chốt hãm được trả về bằng lực lò xo và chốt đệm được tự do. Điều này làm cho chốt đệm có thể di chuyển tự do theo hướng thẳng đứng và vô hiệu hóa vấu cam tốc độ cao.

Hoạt động của hệ thống VVTL-i

Trục cam nạp và xả có các vấu cam với 2 hành trình khác nhau cho từng xylanh và ECU động cơ chuyển những vấu cam này thành vấu cam hoạt động bằng áp suất dầu.

1. Tốc độ thấp và trung bình ( tốc độ động cơ: dưới 6000v/p )

Như trong hình minh họa ở trên, van điều khiển dầu mở phía xả. Do đó, áp suất dầu không tác dụng lên cơ cấu chuyển vấu cam.

Như trong hình vẽ minh họa ở dưới, áp suất dầu không tác dụng lên chốt hãm. Do đó, chốt hãm bọ ấn bằng lò xo hồi theo hướng nhả khóa. Như vậy, chốt đệm sẽ lặp lại chuyển động tịnh tiến vô hiệu hóa. Do đó nó sẽ dẫn động xupap bằng cam tốc độ thấp và trung bình.

 

2. Tốc độ cao ( Tốc độ động cơ: trên 6000 v/p/nhiệt độ nước làm mát cao hơn 60 độ C )

Như trong hình vẽ ở bên trên, phía cửa xả của van điều khiển dầu được đóng lại sao cho áp suất dầu tác dụng lên phía cam tốc độ cao của cơ cấu chuyển vấu cam.

Lúc này, như trong hình vẽ phía dưới, bên trong cò một, áp suất dầu ấn chốt hãm bên dưới chốt đệm để giữ chốt đệm và cò mổ. Do đó, cam tốc độ cao ấn xuống cò mổ trước khi cam tốc độ thấp và trung bình tiếp xúc với con lăn. Nó dẫn động các xupap bằng cam tốc độ cao. Lúc này, ECU động cơ đồng thời phát hiện rằng vấu cam đã được chuyển sang vấn cam tốc độ cao dựa trên tín hiệu từ công tắc áp suất dầu.

 

Trung tâm dạy nghề sửa chữa điện ô tô – Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC chúc các bạn có những bài học bổ ích tại đây. Hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm những bài viết chất lượng khác trong thời gian tới.

>>> Những bài viết về kỹ thuật học sửa chữa điện ô tô tương tự

Mọi ý kiến và đóng góp xin vui lòng liên hệ!

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô VATC

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0945.71.17.17
Email: info@oto.edu.vn

Profile Pic
VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *