Xác định nhu cầu thị trường và cơ sở dữ liệu garage – bài học 4

Việc xác định nhu cầu thị trường và cơ sở dữ liệu garage là bài học quan trọng trong nguyên tắc xây dựng – vận hành và quản trị gara ô tô chuyên nghiệp. Bởi nó quyết định tính chính xác trong việc vận hành thực tế từ những con số thống kê thực tế.

Như chúng ta đã biết, dịch vụ ngành ô tô là một vòng lặp của Sản phẩm dịch vụ (phụ tùng, phụ kiện, hàng phụ trợ + giờ công) => chúng ta bán dịch vụ cho khách hàng => doanh thu mang lại trong việc bán dịch vụ cho khách hàng xoay vòng để tiếp tùng dòng sản phẩm dịch vụ và nâng cấp.

Vậy ở bài học thứ 4 này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp 2 vấn này để tiếp tục xây dựng garage ô tô của mình vững mạnh và đi đúng hướng hơn.

I. Xác định cơ sở dữ liệu garage ô tô

Xác định nhu cầu thị trường và cơ sở dữ liệu garage – bài học 4

Cơ sở dữ liệu hoạt động trên các thông số: dữ liệu khách hàng, dữ liệu xe, dữ liệu công lao động và dữ liệu phụ tùng. Chúng được thiết lập để tạo nên một hệ thống vận hành tối ưu và đơn giản hóa cho gara với mục đích:

Và khi đã có những cơ sở dữ liệu này, chúng ta sẽ dựa vào chúng để xác định chính xác nhu cầu của thị trường về dòng sản phẩm mà gara mình đang bán có thực sự cần thiết và đúng với nhu cầu thực trạng hay không.

Hai vấn đề này là song hành và có mối liên quan mật thiết với nhau. Và dưới đây, từ việc xác định cơ sở dữ liệu của gara ô tô, chúng ta sẽ phân tích nhu cầu thị trường như sau:

II. Xác định nhu cầu thị trường mà gara ô tô tiến hành

Chúng ta sẽ đi lần lượt về phân tích data khách hàng, cách tính đầu công việc – doanh thu => để từ những thông số này, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng hoàn thiện lại cơ sở dữ liệu garage ô tô của mình 1 lần nữa:

Xác định nhu cầu thị trường và cơ sở dữ liệu garage – bài học 4
  1. Phân tích data khách hàng

Data khách hàng được xây dựng dựa trên nhiều thông tin khách hàng, trong đó bao gồm: Phân khúc xe; đối tượng khách hàng; vòng đời xe.

# Phân khúc xe (xe sang và xe tầm trung):

Chúng có điểm chung đều mong muốn có được sản phẩm dịch vụ chất lượng. Trong đó

  • Điểm mấu chốt của những xe hạng sang có mong muốn cao hơn về: chăm sóc, làm đẹp, sản phẩm công nghệ cao, kiểu dáng, mẫu mã đẹp.
  • Còn điểm mấu chốt của những xe tầm trung mong muốn cao hơn về: sản phẩm dịch vụ giá rẻ, sản phẩm combo khuyến mãi tốt, các sản phẩm tiện ích thiết thực.

# Phân khúc đối tượng khách hàng (Doanh nghiệp và cá nhân):

Dựa vào thói quen sử dụng xe của từng đối tượng là doanh nghiệp hay cá nhân mà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài những điểm chung như: mong muốn chất lượng dịch vụ, thời gian sửa nhanh, giá sửa chữa hợp lý, chất lượng sửa chữa, chính sách bảo hành,… thì chúng ta có cơ sở dữ liệu garage đặc thù như sau:

  • Đối với doanh nghiệp: họ có lượng xe lớn, cần giá cả tốt khi sửa nhiều xe, chất lượng không cần cao lắm – miễn là xe hoạt động ổn định sau sửa.
  • Đối với cá nhân: Chúng ta quay lại điểm chung ở phần phân khúc xe! Kèm theo đó, đối với khách hàng là cá nhân, họ rất chăm chút xe của mình, nên cần dịch vụ thật chất lượng, để có thể giữ tuổi thọ của xe lâu nhất và có giá nhất.

# Phân khúc dòng đời của xe:

Thông thường, vòng đời của xe là 10 năm, tuy nhiên ở Việt Nam vòng đời này là cao hơn rất nhiều. Nhưng nó cũng sẽ chia là 4 loại chính:

  • Xe 1-2 năm tuổi: làm dịch vụ bảo dưỡng (thường làm trong hãng), chúng ta có thể khai thác về việc chăm sóc, làm đẹp, thêm phụ kiện, bảo dưỡng nhanh lấy ngay.
  • Xe 3-5 năm tuổi: cũng tiếp tục làm những dịch vụ của xe 1-2 năm tuổi và có thêm các dịch vụ sửa chữa nếu như xe đã hết thời gian bảo hành của hãng.
  • Xe 5-10 năm tuổi: là dòng đời của xe hầu hết nằm tại gara mà không vào hãng nữa, các bạn có thể bán hầu hết tất cả các dịch vụ ô tô có mặt ở thị trường.
  • Xe hết đát: sẽ có thể những dịch vụ trùng tu, độ – nâng đời, mua bán, trao đổi xe…

    Xác định nhu cầu thị trường và cơ sở dữ liệu garage – bài học 4
  1. Tính lượng xe và doanh thu từ cơ sở dữ liệu garage

Chúng ta sẽ có những công thức đơn giản như sau:

  • (Số đầu xe) x (số lần bảo dưỡng/ năm) = lượt xe làm dịch vụ/ năm
  • (Số lượt xe bảo dưỡng) x (giá trung bình cho 1 lần bảo dưỡng) = doanh thu xe bảo dưỡng.
  • (Số lượt xe sửa chữa chung) x (giá trung bình cho 1 lần sửa chữa chung) = doanh thu xe sửa chữa chung.

Và các bạn có thể làm tương tự cách tính này cho những dịch vụ khác.

Trên là những công thức xác định nhu cầu thị trường và cơ sở dữ liệu gara tổng quan mà các ông chủ gara nên đặt bút ghi lại để làm rõ.

Đối với các chủ gara đã có kinh nghiệm kinh doanh và phân tích thị trường, các bạn có thể dựa vào các thông số này để triển khai và đưa ra những thông số riêng cho mình.

Xem bài học 3: Cách gara ô tô kiếm tiền

Còn nếu các bạn đang cần phân tích rõ hơn nữa về cơ sở dữ liệu garage, ngay bây giờ có thể liên hệ với VATC để tham gia vào đại gia đình các chủ gara của chúng tôi để nhận những bài giảng cụ thể nhất, cùng nhau xây dựng cộng đồng gara ô tô vững mạnh.

Profile Pic
VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *