Do nhu cầu sử dụng ô tô của người tiêu dùng trong nữa ngày càng tăng cao, vậy nên nhu cầu sử các dịch vụ liên quan đến sửa chữa ô tô cũng vì thế và gia tăng, điều này khiến cơ hội phát triển cho anh/em thợ sửa chữa ô tô ngày càng lớn. Đây cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn ngành nghề này để theo đuổi ở thời điểm hiện tại.
Và khi ứng tuyển vào vị trí thợ sửa chữa ô tô, các bạn sẽ gặp phải sự cạnh tranh từ những ứng cử viên khác để có thể được tuyển dụng vào vị trí mà bạn mong muốn. Vậy hồ sơ của bạn cần những gì để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, và khi đi phỏng vấn trực tiếp bạn cần chuẩn bị những gì?.
Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất khi xin việc sửa chữa ô tô!.
Sửa chữa ô tô là gì?
Thợ sửa chữa ô tô là những người sẽ thực hiện hiện các công việc như: tư vấn cho khách hàng, chẩn đoán bệnh, bảo dưỡng, sửa chữa…
Thợ sửa chữa ô tô làm việc tại đâu?
Môi trường làm việc của các thợ sửa chữa ô tô rất đa dạng. Họ có thể làm việc tại các trung tâm mua bán xe ô tô, garage sửa chữa ô tô, các đại lý xe, các xưởng lắp ráp ô tô hay các công ty bảo hành ô tô…
Chuẩn bị hồ sơ xin việc sửa chữa ô tô
Trang bìa cho nhân viên sửa chữa ô tô
Muốn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì đầu tiên bạn cần có trang bìa hồ sơ gây ấn tượng, bởi đây là điều đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy. Trang bìa của hồ sơ xin việc cần có đầy đủ các thông tin về bản thân như: tên – tuổi – số điện thoại – địa chỉ – những giấy tờ có trong hồ sơ. Các thông tin ở trang bìa cần trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ.
CV xin việc cho những người muốn trở thành thợ sửa chữa ô tô
CV xin việc của người ứng tuyển làm thợ sửa chữa ô tô cần nêu rõ được những điểm mạnh của bản thân về ngành sửa chữa ô tô, để nhà tuyển dụng xem xem bạn có phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển hay không. Hãy nhấn mạnh vào trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm. Đây là những thông tin mà nhà tuyển dụng ô tô cần biết nhất ở ứng cử viên.
Hãy liệt kê hết các bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến ô tô mà bạn có như: bằng kỹ sư công nghệ ô tô, chứng chỉ đào tạo, bằng lái xe ô tô…
Còn kinh nghiệm làm việc thì bạn cần nêu rõ những công việc bạn đã từng làm và bạn đã thực hiện nó hiệu quả như thế nào. Ví dụ: bạn đã từng làm việc tại garage sửa chữa ô tô (…) và công việc bạn làm là chẩn đoán lỗi và tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa…
Bạn chỉ nên liệt kê những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến nghề. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bạn, qua đó phỏng đoán xem bạn có phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển hay không.
Đơn xin việc cho những người muốn trở thành thợ sửa chữa ô tô
Đơn xin việc bạn cần nêu rõ những mong muốn và những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đã nêu qua ở CV.
Hãy liệt kê những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn thân như:
Kinh nghiệm làm việc
- Kỹ năng sửa dụng các thiết bị chẩn đoán, máy chẩn đoán và sửa chữa xe.
- Tiếp nhận, từ vấn và xử lý các yêu cầu của khách hàng.
- Hiểu biết về cấu tạo, cơ cấu chấp hành và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trên xe.
- Quản lý dụng cụ và các thiết bị bị máy móc tại khu vực một cách gọn gàng…
Kinh nghiệm là yếu tố rất quan trọng trong lĩnh vực sửa chữa ô tô. Bởi vậy nên các khóa học sửa chữa ô tô thường có thời gian dài hơn các ngành sửa chữa khác.
Kỹ năng làm việc
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Kỹ năng phân tích.
- Kỹ năng phán đoán.
- Kỹ năng sắp xếp công việc.
- Chịu được áp lực công việc.
Các kỹ năng như giao tiếp, thuyết trinh, ứng xử sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tư vấn và thuyết phục khách hàng. Kỹ năng phân tích và phán đoán sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được các bộ phận hư hỏng, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.
Giới thiệu những điểm mạnh của bạn thân
Hãy nêu ra những điểm mạnh riêng mà bản thân bạn có. Ngành sửa chữa ô tô đôi khi đòi hỏi bạn những điều mà các ngành khác không hề cần. Chẳng hạn như:
- Sức khỏe.
- Tính gọn gàng, cẩn thân, tỉ mỉ, trung thực, chăm chỉ…
- Luôn đúng giờ…
Nghề sửa yêu cầu bạn phải có một sức khỏe tốt, tính nhanh nhẹn. Ngoài ra, tính cẩn thận và tỉ mỉ cũng rất quan trọng. Bởi nếu như bạn làm sai dù chỉ một chút, rất có thể bạn sẽ phải ráo ra và làm lại từ đầu.
Kỹ năng khi đi phỏng vấn xin việc sửa chữa ô tô
Những câu hỏi thường gặp cho thợ sửa chữa ô tô
- Giới thiệu về bản thân?
- Bạn đã từng làm việc tại đâu chưa?
- Bạn đã làm những gì?
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
- Bạn có thể tăng ca khi lượng công việc nhiều?
- Bạn sẽ giải quyết như thế nào nếu khách hàng không hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ?
Quá trình phỏng vấn thường xoay quanh những câu về về thông tin cá nhân, kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng xử lý tình huống của bạn. Tất cả những câu hỏi này bạn đã chuẩn bị hết trong Hồ sơ xin việc của bạn. Vậy nên bạn không cần lo lắng hay tỏ ra lúng túng khi đứng trước nhà tuyển dụng. Và hãy trả lời đúng với những gì mà bạn có, bạn đã chuẩn bị từ trước.
Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Trước khi đi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu rõ thêm thông tin về nơi mà mình ứng tuyển như tên công ty, thời gian thành lập… Chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nơi mình ứng tuyển và tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn.
Khi đi phỏng vấn, không nên mặc những bộ đồ quá màu mè, hãy sử dụng những bộ quần áo trung tính để thể hiện bản thân là một người chững chạc và trưởng thành.
Hãy đến sớm hơn khoảng 10 – 20 phút để ôn lại những câu trả lời đã chuẩn bị từ trước và chuẩn bị thật tốt tâm lý. Khi kết thúc buổi phỏng vấn, hãy nói lời cảm ơn!.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm khi xin việc sửa chữa ô tô. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm và tự tin hơn cho những buổi phỏng vấn của mình.
Xem thêm:
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC
Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945711717